Vệ sinh mũi là khâu quan trọng trong điều trị bé bị viêm mũi, ngoài ra việc làm này còn giúp bé phòng ngừa được các bệnh về được hô hấp. Rửa mũi giúp bé loại bỏ chất nhờn, dị vật, vi trùng trong mũi để mũi thông thoáng và bé dễ thở. Khi bé có dấu hiệu xổ mũi, mẹ nên áp dụng phương pháp này để loại bỏ vi trùng và vi khuẩn ra khỏi mũi bé, tránh để trường hợp vi trùng, vi khuẩn đi qua họng, khiến bé bị viêm họng, dẫn tới viêm phổi hoặc phế quản.
Cha mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý. Trước khi tiến hành việc này, cha mẹ nên rửa tay mình thật kỹ. Quá trình này bao gồm: nhỏ nước muối sinh lý vào 1 bên lỗ mũi, hành động này giúp rửa sạch chất nhầy và các chất gây dị ứng.
Cha mẹ nên cho bé nằm nghiêng đầu sang một bên, xịt nước muối sinh lý vào bên mũi phía trên cho tới khi nước muối cùng đờm nhớt chảy qua mũi bên kia hay qua miệng. Lặp lại các bước trên cho tới khi mũi của trẻ thông sạch.
Nhiều bậc phụ huynh rửa mũi cho bé bằng cách dùng xi lanh chứa nước muối sinh lý 20ml xộc thẳng vào mũi bé. Y tá trưởng chuyên khoa Nhi Nguyễn Thị Mến (bệnh viện Việt Pháp) nhấn mạnh đây là cách làm thô bạo. Xi lanh thường được thiết kế không nhẵn nhụi, nếu cha mẹ biết làm và quen tay thì không sao nhưng khi cha mẹ không biết cách làm sẽ khiến bé sợ, giãy giụa, niêm mạc mũi bé dễ bị tổn thương. Nhiều trẻ bị chảy máu mũi trong quá trình rửa mũi như vậy. Nếu cha mẹ dùng xi lanh, y tá khuyên mẹ nên lót gạc vào đầu xi lanh khi đưa vào mũi bé, gạc sẽ bảo vệ niêm mạc của bé.
Ngoài ra, các mẹ không cần hút mũi bé sau khi rửa như vẫn thường truyền miệng với nhau, vì hút mũi sẽ tạo áp lực mạnh khiến niêm mạc bị tổn thương. Khi đờm nhớt và nước muối chảy ra thì cha mẹ nên dùng khăn mềm sạch lau luôn cho bé.
Y tá Nguyễn Thị Mến cho biết thêm: “Phương pháp rửa mũi này rất hiệu quả, tuy nhiên lại không được bé ưa thích khi làm những lần đầu tiên vì vậy bé sẽ quấy khóc và phản đối kịch liệt. Tuy nhiên, sau một vài lần, bé sẽ quen và thích với cách làm này, đặc biệt là những khi bé bị sổ mũi vì hiệu quả của nó rất cao. Các mẹ nên mua lọ nước muối sinh lý loại đầu tròn, không cần phải cắt để rửa mũi cho con, tránh làm tổn thương mũi bé khi đưa lọ nước muối vào”.
Nguồn: https://codeigniterbrasil.com
Xem thêm bài viết khác: https://codeigniterbrasil.com/meo-vat/
Xem thêm Bài Viết:
- 4 bước rửa mặt bằng nước vo gạo giúp da trắng sáng bất ngờ
- [Toán nâng cao lớp 4 ] Rút gọn phân số – Thầy Khải- SĐT: 0943734664
- Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Hướng dẫn rửa mũi đúng cách
- Hướng dẫn rửa mũi tại nhà bằng nước muối đánh bay xoang mũi trong 7 ngày
- Nokia N1 N1s how to boot into Fastboot Mode – Recovery Mode
Dương Hoàng Minh
June 11, 2020Bơm thế này thì bao nhiêu vi khuẩn, đờm dãi chảy lên tai, gây viêm tai giữa cấp.
Mình Xuân Lê
June 11, 2020Mình nhat tay qa.k dám làm 😞
Nấm Yêu
June 11, 2020Trẻ 2 tuần tuổi. Hay nghẹt mũi,cảm giác có đờm ở họng. Có rửa dc k ạ
Trang Khuất thị thu
June 11, 2020Bé nhà e như còn dịch có làm được nv k c
Hà Tửng
June 11, 2020Sao em bơm mà nc nó không chảy qua bên mũi kia..
Heo Con
June 11, 2020Ngay lam may lan dc vay chi
Hạ Nguyễn
June 11, 2020Rất tuyệt
Huyền Dương
June 11, 2020Chi oi. Cho e hỏi. Bé nhà e kung bị ngạt mũi toàn thở bằng mồm thui. Nhưng e đã rửa mũi và hút mũi cho bé vẫn k hết.hom nay bé khóc kon bị khản tiếng là sao ạ. Chị giúp e voi. E cảm ơn c
Không Làm Vlog
June 11, 2020Nó có nuốt nước mũi Ko vậy chị